Bạn đang có nhu cầu muốn tìm kiếm cho không gian nội thất nhà mình những mẫu rèm cửa sổ?
Bạn cần tìm hiểu những mẫu rèm cửa sổ đẹp, chống nắng, giá rẻ phù hợp với mục đích sử dụng và chi phí mình bỏ ra
Bạn đang băn khoăn không biết lựa chọn các loại rèm cửa sổ nào trong những các mẫu mã đang thịnh hành trên thị trường. Hãy để chúng tôi Rèm cửa Vietblinds tư vấn Miễn Phí giúp bạn và thiết kế lên những bộ rèm cửa phù hợp, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí của bạn và gia đình

Rèm cửa sổ là gì

rèm cửa sổ là gì

Rèm cửa sổ là một loại rèm dùng để che cửa sổ hay còn gọi tên khác là màn che cửa sổ. Thuật ngữ rèm cửa sổ có thể được sử dụng mô tả các loại vật liệu che cửa sổ rộng rãi hơn. Rèm cửa sổ có thể được làm dưới dạng may bán sẵn hoặc làm theo thước đo thực tế. Hiện nay rèm cửa sổ có rất nhiều loại khác nhau được phân biệt bởi: chất liệu, kiểu dáng, cách sử dụng, không gian

  • Theo chất liệu: có rèm cửa sổ vải, rèm cửa sổ nhựa, rèm gỗ, rèm nhôm, rèm tre, rèm chỉ…
  • Theo cách sử dụng: có rèm vải kiểu ore, rèm vải cửa sổ loại 1 lớp, loại 2 lớp, loại định hình, mành rèm cuốn, mành rèm cầu vồng, mành rèm lá dọc, rèm roman, rèm ngăn lạnh…
  • Theo kiểu dáng: có rèm cửa sổ hiện đại, rèm cửa sổ tân cổ điển, và cổ điển
  • Theo không gian: chia ra các loại rèm cửa sổ phòng khách, rèm cửa sổ phòng ngủ, rèm cửa sổ phòng bếp, rèm cửa sổ văn phòng, rèm cửa sổ chung cư

>> Xem thêm: 

Chức năng công dụng của rèm cửa sổ

Rèm cửa sổ có rất nhiều chức năng và công dụng khác nhau, ngoài chức năng tô điểm thêm cho nội thất căn nhà thì rèm cửa sổ còn có những công dụng chính có thể kể đến như:

  • khả năng cản sáng
  • Tạo sự riêng tư
  • Điều khiển ánh sáng vào trong phòng tùy ý
  • khả năng cách nhiệt, cách âm, ngăn chặn tia UV
  • Ngăn tiếng ồn, ngăn côn trùng, không cho bụi bẩn vào bên trong,
  • Trong phong thủy rèm cửa sổ đem đến tài lộc và may mắn

Tìm hiểu các loại rèm cửa sổ đẹp, chống nắng phổ biến hiện nay

1. Rèm vải cửa sổ

Rèm vải cửa sổ là loại rèm được làm từ chất liệu vải, được may theo các múi vải hay sóng rèm, tạo độ nhún, mềm mại cho rèm. Chất liệu các loại vải thường được sử dụng như vải vải cotton, vải bố, vải thô, vải lụa, vải lanh…, phổ biến nhất vẫn là vải polyester. Về cách sử dụng có các loại rèm vải cửa sổ 1 lớp, rèm 2 lớp, rèm ore, rèm chiết ly, rèm vải định hình, rèm vải tự động. Về mầu sắc có rèm vải 1 màu, rèm vải hoa văn

Rèm vải thích hợp cho các vị trí như cửa sổ, cửa đi của phòng khách, phòng ngủ trong các gia đình, hoặc biệt thự 

Rèm vải cửa sổ 1 lớp

rèm vải cửa sổ 1 lớp

Rèm vải cửa sổ 1 lớp là loại rèm được làm từ một lớp vải may tạo sóng, thanh treo sử dụng có thể là thanh suốt hoặc thanh định hình, có thể treo theo dạng ore (xỏ khuyên) hoặc chiết ly, hoặc treo trên lớp bi định hình

Rèm vải cửa sổ 2 lớp

rèm vải cửa sổ 2 lớp

Rèm vải cửa sổ 2 lớp có cấu tạo bởi 2 lớp vải tạo sóng trong và ngoài song song với nhau. Lớp ngoài được làm bằng các loại vải như rèm 1 lớp, còn lớp trong sát tường gọi là lớp lót thường được làm bằng vải voan mỏng, lớp vải này có tác dụng lấy ánh sáng mà vẫn tạo được sự riêng tư, nhìn từ trong nhà ra ngoài mờ mờ, nhưng không nhìn được từ ngoài vào trong.

Về cách sử dụng lớp lót vải voan thường được thiết kế theo kiểu chiết ly (hay chia ly), lớp vải bên ngoài thiết kế treo theo kiểu ore, hoặc định hình, nhưng phổ biến và đẹp nhất hiện nay là treo rèm 2 lớp trong và ngoài bằng thanh ray định hình bên trong trần hộp thạch cao

Nên sử dụng rèm cửa sổ 1 lớp hay 2 lớp

Về mặt chi phí: rèm vải cửa sổ 1 lớp sẽ có chi phí rẻ hơn rèm 2 lớp vì rèm vải 2 lớp còn phải tính thêm chi phí đội thêm của lớp voan lót và thanh treo rèm

Về tính thẩm mỹ và công năng sử dụng: rèm vải 2 lớp bao giờ cũng sẽ là sự ưu tiên tốt hơn so với rèm vải 1 lớp, bạn có thể vừa muốn có ánh sáng vào phòng mà vẫn có thể tạo sự riêng tư cho mình thì nên làm rèm 2 lớp.

Về không gian sử dụng: đối với không gian căn phòng nhỏ hẹp và nhiều đồ thì mẫu rèm cửa sổ 1 lớp là phù hợp hơn cả vì rèm chỉ có 1 lớp vải cách tường khoảng 13cm đến 15cm nên chiếm không gian ít hơn. Đối với những loại cửa lớn và không gian rộng rãi như phòng khách phòng ngủ lớn thì bạn nên làm rèm cửa 2 lớp là phù hợp hơn

2. Rèm cửa sổ cuốn

Rèm cửa sổ cuốn là loại rèm có cấu tạo bởi lớp vải phủ nhựa chất liệu polyester hoặc vải phủ bóng và được treo cùng với thanh cuộn rèm, nguyên lý hoạt động rèm cuốn là nguyên lý ròng rọc là người dùng có thể kéo lên xuống để điều chỉnh ánh sáng, có các loại rèm cuốn như: rèm cuốn trơn, rèm cuốn lưới, rèm cuốn in tranh

Rèm cuốn trơn:

rèm cửa sổ cuốn trơn

Là loại rèm dùng phổ biến nhất hiện nay với chất liệu vải polyester một màu, có khả năng cản sáng 100%, chi phí rẻ, dễ dàng lắp đặt, độ bền cao lên đến 10 năm, sản phẩm thích hợp hầu hết cho các văn phòng, công sở, khu vực cửa sổ nhỏ, cửa bếp, cửa vệ sinh tại các gia đình

Rèm cuốn lưới:

rèm cửa sổ cuốn lưới

Hay màn cuốn lưới là loại rèm về cơ bản hoạt động cũng giống như các loại rèm cuốn khác, điểm khác biệt lớn nhất nằm ở phần mành rèm được làm bằng từ nhiều các chất liệu khác nhau và phần vải rèm được dệt với lan rộng thưa hơn nhằm mục đích cản sáng (lên đến 80%), cản nhiệt nhưng vẫn có thể lấy một phần ánh sáng và nhìn xuyên qua. Rèm cuốn lưới rất phù hợp lắp đặt tại các showroom, nhà hàng, quán café, cửa hàng, văn phòng để kiểm soát hoạt động, các phòng họp…

Rèm cuốn in tranh

rèm cuốn in tranh cửa sổ

Rèm cuốn in tranh có thiết kế và cơ chế hoạt động như rèm cuốn thông thường, bao gồm lớp vải polyester có khả năng cản sáng, chống nước, ngăn tia UV và một bộ thanh cuộn. Điểm khác biệt so với loại rèm cuốn thông thường là lớp vải được in bởi những bức tranh và họa tiết theo nhiều chủ đề, giúp cho căn phòng thêm sinh động và cuốn hút hơn. Các mẫu rèm cuốn in tranh rất thích hợp trang trí cho các phòng khách, cửa sổ phòng ngủ trẻ em

3. Rèm cửa sổ cầu vồng

rèm cửa sổ cầu vồng

Rèm cửa sổ cầu vồng hay được gọi là rèm cuốn cầu vồng có xuất xứ từ Hàn Quốc và gia công tại Việt Nam. Rèm cầu vồng được thiết kế hiện đại, đẹp và vô cùng độc đáo, chúng được cấu tạo bởi thanh ngang cùng với lớp vải rèm, lớp vải được tạo lên bởi 2 lớp kéo so le với nhau trên cùng hệ phụ kiện, và được dệt bới khoảng cản sáng và khoảng không

 cản sáng ( như lớp voan ) đan xen với nhau. Các vệt sáng và tối này khi nhìn trực tiếp thì người nhìn sẽ thấy ngang mắt mình và liên tưởng tới cầu vồng

Rèm cửa sổ cầu vồng dễ dàng lắp đặt và sử dụng, chúng có thể dễ dàng điều khiển và xoay lật như rèm sáo, hay dễ dàng kéo lên như rèm cuốn

4. Rèm cửa sổ lá dọc

rèm cửa sổ lá dọc

Rèm lá dọc cho cửa sổ là loại rèm được cấu tạo bởi thanh ngang và các tấm lá dọc thả xuống, liên kết với nhau bởi những sợi dây ở đầu trên và dưới. Rèm lá dọc có thể điều khiển sang 2 bên, 1 bên, hoặc xoay lật 180 độ để điều chỉnh ánh sáng phù hợp. Rèm lá dọc có các bản 10cm hay 12cm

Nên sử dụng rèm cuốn, rèm cầu vồng hay rèm lá lật sao cho phù hợp

Về mặt chi phí: rèm lá dọc thường có chi phí rẻ nhất sau đó đến rèm cuốn trơn, vì vậy với ngân sách tiết kiệm chi phí bạn hoàn toàn có thể sử dụng 2 loại rèm trên cho văn phòng mình.

Về tính thẩm mỹ: rèm lá dọc, cuốn trơn thường là rèm một màu, để có loại rèm thiết kế hiện đại bắt mắt thì bạn nên chọ rèm cuốn lưới, rèm cuốn in tranh, rèm cầu vồng

công năng sử dụng: rèm lá dọc nếu bạn không sử dụng đúng cách dễ dẫn đến kẹt, còn các loại rèm cuốn, rèm cầu vồng sử dụng rất dễ dàng và bền. Nếu bạn muốn khả năng cản sáng tốt thì nên sử dụng rèm cuốn trơn, còn nếu bạn muốn điều chỉnh ánh sáng theo ý thích của mình thì nên sử dụng rèm cuốn lưới, rèm cầu vồng, rèm lá dọc

Về không gian lắp đặt: các loại rèm lá dọc rèm cuốn trơn, rèm cuốn lưới, rèm cầu vồng thường sử dụng cho cửa sổ văn phòng, công sở. Rèm cuốn in tranh thích hợp phòng khách, phòng trẻ em. Rèm cuốn lưới thích hợp showroom, nhà hàng, quán café, văn phòng

Tổng hợp các mẫu mành rèm cửa sổ cho từng không gian nội thất

Theo không gian nội thất các mẫu rèm cửa sổ được sử dụng để che cửa cho các khu vực như phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, nhà tắm, văn phòng…dưới đây là tổng hợp một số mẫu rèm cửa sổ dành cho bạn tham khảo

Rèm cửa sổ phòng khách

Rèm cửa sổ phòng khách bạn có thể lựa chọn sử dụng các mẫu rèm vải hay rèm cuốn, rèm lá dọc, rèm cầu vồng, rèm roman, rèm sáo gỗ

-20%
415.000
-10%
450.000
-19%
510.000
-12%
750.000
-12%
750.000
-6%
750.000
-21%
650.000
-18%
450.000

Rèm cửa sổ phòng ngủ

Rèm cửa sổ phòng ngủ là nơi cần yên tĩnh, thư giãn tùy sở thích của bạn có thể lựa chọn sử dụng các mẫu rèm vải hay rèm cuốn, rèm cầu vồng

-18%
450.000
-13%
450.000
-12%
750.000
-20%
415.000
-13%
750.000
-17%
700.000
-12%
750.000
-15%
740.000
-20%
552.000
-19%
460.000
-13%
-21%
450.000
-6%
750.000
-21%
650.000

Rèm cửa sổ phòng bếp, vệ sinh

Phòng bếp và khu vệ sinh với những ô cửa nhỏ, rèm cửa cần nên có chức năng chống nước, dễ dàng vệ sinh, bạn nên chọn mẫu rèm cuốn, hoặc rèm sáo nhôm

Rèm cửa sổ văn phòng

Các mẫu rèm cuốn, rèm cầu vồng, rèm lá dọc là sự lựa chọn thích hợp đầu tiên khi lắp đặt cho Vị trí rèm văn phòng

-21%
450.000
-9%
375.000
-12%
750.000
-20%
-20%
552.000
-13%
450.000
-20%
-11%
310.000
-15%
740.000
-14%
540.000

Bảng giá rèm cửa sổ đẹp, chống nắng giá rẻ kèm ưu đãi hot 2022

Chúng tôi xin chân trọng báo giá đến quý Khách hàng các mẫu rèm cửa sổ mới nhất, với các chương trình khuyến mại từ 15% đến 30%. Tất cả bảng giá trên công khai, minh bạch và chính xác, cập nhật kịp thời

>> Xem thêm

Sản phẩm Ghi chú Đơn vị Đơn giá
Rèm vải 1 lớp Vải thô cản sáng, cản nhiệt 80% Mét ngang 430.000-650.000
Rèm vải 1 lớp Vải thô cao cấp cản sáng, cản nhiệt 100% Mét ngang 760.000-1.050.000
Rèm vải 2 lớp  Lớp vải + voan ( mẫu chọn) Mét ngang 840.000- 2500.000
Rèm voan trắng Voan trang trí Mét ngang 280.000-420.000
Rèm cuốn winsun Việt Nam M2 245.000
Rèm cuốn ctityblinds Việt Nam M2 255.000
Rèm cuốn sankaku Việt Nam M2 270.000
Rèm cuốn Kongo Cicihome Hàn Quốc M2 255.000
Rèm cuốn excel Modero Hàn Quốc M2 512.000
Rèm cuốn Floral Modero Hàn Quốc M2 614.000
Rèm cuốn Grace Modero Hàn Quốc M2 540.000
Rèm cầu vồng ALICE Modero M2 702.000
Rèm cầu vồng GIOVANNI Modero M2 765.000
Rèm cầu vồng PEARL Modero M2 730.000
Rèm cầu vồng BASIC Modero M2 360.000
Rèm lá dọc winsun China M2 195.000
Rèm lá dọc Sankaku China M2 230.000
Rèm lá dọc Apollo China M2 220.000
Rèm lá dọc Master (cản sáng 100%) China M2 230.000
Rèm lá dọc Master (cản nắng 70%) China M2 195.000

Ghi chú

  • Giá trên chưa bao gồm thuế VAT (8%-10%)
  • Đơn giá dưới 1m (1m2), làm tròn thành 1m (1m2)
  • Bảo hành sản phẩm từ 12 tháng đến 36 tháng tùy loại
  • Thời gian lắp đặt từ 3 đến 5 ngày
  • Báo giá trên không bao gồm các công việc khác phát sinh như xây dựng, điện nước, vệ sinh mặt bằng…

Giá rèm cửa sổ phụ thuộc vào yếu tố nào

Phụ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ: giá rèm cửa sổ khác nhau phụ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ, những mẫu rèm có xuất xứ từ Trung Quốc rẻ hơn rất nhiều so với những mẫu rèm có xuất xứ từ Hàn Quốc, Nhật Bản, hoặc Châu Âu

Phụ thuộc chủng loại và chất lượng vật tư: rèm cửa sổ có thể làm từ rất nhiều chủng loại vật tư khác nhau như vải, nhựa polyester, gỗ, nhôm, tre… vì thế mỗi chủng loại vật tư làm rèm đều có giá thành khác nhau, ngay cả trong cùng loại vật tư cũng sẽ chênh giá khác nhau ví dụ như: vải thô, vải lụa, vải polyester…

Phụ thuộc vào kiểu dáng: mỗi kiểu hình dáng rèm khác nhau thì sẽ cho ra giá rèm khác nhau như rèm 1 lớp, rèm, 2 lớp, rèm định hình, rèm yếm…

Phụ thuộc vào vị trí và số lượng lắp đặt: những vị trí lắp đặt thuận lợi thấp ít phải leo chèo thì công lắp đặt sẽ rẻ hơn so với vị trí lắp đặt trên cao ví dụ như : giếng trời, rèm thông tầng…

Quy trình sản xuất lắp đặt rèm cửa sổ

Bước 1: Tiếp nhận thông tin và nhu cầu của khách hàng, tư vấn sơ bộ

Bước 2: Khảo sát, đo đạc, tư vấn và chọn mẫu

Bước 3: Chốt phương án, báo giá đặt cọc 30% – 50%

Bước 4: Lắp đặt, nghiệm thu và thanh toán phần còn lại

Mua rèm cửa sổ ở đâu Uy Tín

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp và lắp đặt rèm cửa sổ, để chọn được đơn vị rèm Uy Tín có kinh nghiệm và đặc biệt giá rẻ hợp lý là không hề dễ dàng. Rèm cửa Vietblinds là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm cung cấp và lắp đặt các loại rèm cửa sổ cho văn phòng, hộ gia đình, công sở, chung cư, nhà hàng…với đầy đủ các mẫu rèm trên thị trường như

Rèm vải 1 lớp, Rèm vải 2 lớp, Rèm định hình, Rèm tự động, Rèm cuốn, Rèm cầu vồng, Rèm roman, Rèm sáo, Rèm lá dọc

Đặc biệt đến với Rèm cửa Vietblinds quý khách hàng sẽ được hưởng các chế độ ưu đãi chiết khấu kèm theo khi sử dụng combo kèm thêm các dịch vụ khác như giặt thảm, giặt ghế sofa, thi công thảm trải sàn, thi công phào nẹp, sàn nhựa giả gỗ…

Hướng dẫn may rèm cửa sổ đơn giản

cách may rèm cửa sổ

1. Hướng dẫn may rèm ore:

Bước 1: đo đạc kích thước rèm

Do vải khi ta mua về thường có kích thước 2,8m, hoặc 3,2m, phổ biến nhất vẫn là 2,8m, vì vậy khi đo chiều cao rèm cửa tùy thuộc vào kích thước mà ta chọn loại vải sao cho phù hợp. Đối với chiều rộng của rèm, để tính độ nhún của rèm thì tiêu chuẩn 1m rèm ta nhân với 2,5 lần vải, riêng rèm hoa văn hay họa tiết thì 1m rèm ta nhân với 8 hoa hay họa tiết

Đối với chiều rộng rèm thì ta đo từ mép cửa chùm sang 2 bên mỗi bên là 20cm đến 30cm. Đối với chiều cao rèm ta cộng phía trên từ 10cm đến 20cm, phía dưới cộng thêm từ 30cm đến 40cm hoặc chùm hẳn xuống dưới cách nền 3 đến 5cm

Bước 2: cách may rèm

Đối với rèm cửa sổ nhỏ thì ta chỉ cần kéo sang 1 bên, còn với những rèm cửa sổ lớn thì ta chia rèm để kéo sang 2 bên, cách may rèm cửa như sau

May gấu: ta có thể viền gấu hoặc dập like, may gấu có thể cuộn từ 2cm-5cm

May biên 2 bên: với vải 1 màu ta có thể may to đến 5cm, với vải hoa văn thì chỉ cần may 2cm

May mếch: đặt ngửa mặt trái lên, may mếch vào đầu bên trên vải, riêng đối với vải hoa văn thì mếch phải ở phía trên đầu của hoa văn đó

Bước 3: cách chia đục lỗ ore

Đối với vải trơn: sau khi may thành tấm rido xong đo chiều rộng của vải được bao nhiêu thì trừ 2 bên mỗi bên 7cm đánh dấu, khoảng cách còn lại chia cho số lẻ nào đó để có kết quả từ 15cm đến 18cm là đạt chuẩn

Đối với vải hoa văn: ta chỉ cần chia theo hoa văn đã có sẵn

2. Hướng dẫn may rèm chiết ly:

Bước 1: đo đạc kích thước rèm

Việc chọn vải và đo đạc kích thước rèm chiết ly cũng giống tương tự như các bước của rèm ore, các bạn tham khảo trên nhé

Bước 2: cách chiết ly

Mỗi 1m rèm có 8 múi rèm, mỗi múi từ 13cm đến 17cm.

Công thức tính khoảng cách các múi:

(rộng rèm cửa x 1,1) : (rộng rèm cửa x 8 – 1)

Công thức tính độ rộng múi:

(rộng vải sau may – rộng rèm cửa – 0,1x rộng rèm cửa vải co) : (rộng rèm cửa x 8)

3. Hướng dẫn sản xuất rèm cuốn, cầu vồng, rèm lá dọc

Bước 1: đo kích thước rèm

Để đo được kích thước rèm chính xác, có 2 trường hợp xảy ra đó là đo lọt lòng trong khuôn cửa và đo phủ bì trong khuôn cửa

Đo lọt lòng: chiều cao và rộng của rèm trừ đi 1cm – 1,5cm

Đo phủ bì: đối với rèm cuốn, rèm cầu vồng chiều cao và rộng đo cộng thêm từ 15cm đến 20cm, rèm lá dọc từ 10cm đến 15cm

Bước 2: sản xuất theo kích thước

Sau khi đã có kích thước và số lượng chính xác từng vị trí cửa sổ, bạn có thể tự mua vật tư và nhờ một đơn vị gia công sản xuất, hoặc bạn có thể khoán hết cho họ theo mẫu mã và kích thước yêu cầu

Cách lắp đặt rèm cửa sổ

cách lắp đặt rèm cửa sổ

1. Cách lắp đặt rèm vải cửa sổ

Cách treo rèm ore: khoan trụ đỡ thanh treo ( đối với rèm kéo 1 bên ta khoan 2 trụ, đối với rèm kéo 2 bên ta khoan 3 trụ ). Tiếp theo ta xỏ lỗ ore vào thanh trượt và treo lên, không quên bịt hai đầu thanh. Kiểm tra hoạt động của rèm có ổn không

Cách treo rèm định hình: Khoan bắt gắn bát đỡ (khoảng 40cm mỗi bát) trên trần, tiếp theo gắn thanh ray định hình sập vào bát đỡ, (nếu trần thạch cao ta có thể sử dụng vít bướm khoan để chắc chắn hơn, và vị trí gắn bát đỡ nên tại vị trí xương thạch cao). Cuối cùng là treo rèm và kiểm tra hoạt động của rèm có trơn tru hoặc bị kẹt không

2. Cách lắp đặt rèm cuốn, rèm cầu vồng, rèm lá dọc cho cửa sổ

Sau khi đã gia công rèm theo kích thước mà ta đã đo trước, ta tiến hành khoan bát đỡ thanh treo, có 2 trường hợp là khoan trên tường và khoan trên trần, khoảng cách các bát đỡ thông thường 40cm. Sau khi khoan bát đỡ chắc chắn xong ta tiến hành treo sập thanh treo và rèm vào bát đỡ, và cuối cùng kiểm tra hoạt động của rèm xem có trơn tru không, có chắc chắn không

Tổng hợp các câu hỏi liên quan đến rèm cửa sổ

Trên thị trường phổ biến nhất hiện nay là có 6 loại ( rèm vải, rèm roman, rèm sáo, rèm cuốn, rèm cầu vồng, rèm lá dọc)

Đối với rèm vải tính mét dài (ngang), có nơi cũng có thể tính theo m2, còn các loại rèm khác thường tính theo m2

Độ bền của các loại rèm hiện nay lên đến 10 năm hoặc hơn

Vệ sinh rèm phụ thuộc vào tùy loại rèm khác nhau mà có cách vệ sinh khác nhau, bạn có thể tự vệ sinh hoặc thuê đơn vị chuyên nghiệp

Thời gian bảo hành thường từ 1 năm đến 3 năm

5/5 - (2 bình chọn)