Nếu không gian phòng khách, phòng ngủ của bạn đang trở nên thiếu tính thẩm mỹ vì những chiếc cửa trống trơn và đơn điệu. Việc tìm kiếm một mẫu rèm đẹp để bài trí và đáp ứng công năng tối ưu là điều cần thiết lúc này. Sự xuất hiện của các mẫu thiết kế rèm vải sẽ là giải pháp tối ưu cho không gian kiến trúc nhà ở. Vì hiện nay, mành vải đang ngày càng trở thành sự lựa chọn phổ biến đáp ứng sở thích thẩm mỹ và có giá thành hợp lý dành cho người dùng.
Nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của người sử dụng. Trong bài viết hôm nay – hãy để chúng tôi chia sẻ 999+ mẫu rèm đẹp tô điểm cho không gian sống thêm phần sinh động nhé.
Giới thiệu rèm vải
Không những tạo sự sang trọng, đẳng cấp mành vải còn có khả năng chắn sáng, cản nắng và cách nhiệt cao
Hiểu theo cách đơn giản nhất là sản phẩm này sẽ được may từ các chất liệu vải như: sợi polyester (với ưu điểm không thấm nước), bố tráng cao su non, nhung, linen, gấm lụa, voan, cotton….v.v. Do được may từ nhiều chất liệu vải khác nhau, nên màu sắc và thiết kế của loại mành này cũng vô cùng đa dạng
Thông thường, mành rèm vải sẽ được may theo 3 kiểu dáng khác nhau. Đó là may định hình, may ore, may xếp ly và thậm chí là kết hợp cả 3 kiểu may đó lại với nhau tạo thành một sản phẩm độc đáo.
Rèm vải thường dùng để che chắn cửa sổ và cửa ra vào. Với màu sắc và họa tiết phong phú, mành vải đã góp phần tô điểm tạo nên sự hấp dẫn thu hút người nhìn.
Ngoài ra, việc trang trí mành vải còn làm giảm bớt sự nhàm chán cho không gian sống và làm việc. Bởi cấu tạo chính của rèm thường có từ 1-2 lớp vải, thanh treo ngang, tay và núm vén. Đặc biệt hơn nữa là một số thiết kế rèm vải khác còn có thêm các phụ kiện như đầu vua, vòng ore, dây vén hay mếch may rèm….. để tạo điểm nhấn riêng.
Trong kiến trúc nhà ở, mành vải được ứng dụng phổ biến ở những không gian như phòng khách, phòng ngủ, ban công và cửa sổ. Không chỉ góp phần trang trí cho không gian thêm sự sinh động, mành vải còn có khả năng cản nắng, cản gió và điều chỉnh ánh sáng, mang đến sự riêng tư cho chủ ngôi nhà.
Một số mẫu rèm vải phổ biến hiện nay
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại rèm vải cao cấp, thiết kế đẹp và độc đáo như rèm voan, rèm 1 lớp, 2 lớp, rèm vải phòng khách tự động, rèm định hình ……..v.v. Mỗi mẫu rèm đều sở hữu kiểu dáng và phong cách thiết kế khác nhau và đáp ứng mọi nhu cầu thẩm mỹ của người sử dụng. Dưới đây là gợi ý về 999+ mẫu rèm vải đẹp đang trở thành xu hướng, được yêu thích nhất trong năm nay để bạn tham khảo.
1. Rèm vải voan
Rèm voan có độ phủ mềm mại, nét đẹp trẻ trung hiện đại
Rèm voan sở hữu chất liệu mềm mượt và có độ rủ nhẹ nhàng. Mẫu rèm này thường được may xếp ly lớn, móc vào thanh nhôm trượt theo chiều ngang rất thời thượng. Họa tiết trên mành vải voan khá nhỏ, đơn giản và trang nhã. Trong đó có mẫu thiết kế voan trơn màu kem tạo sự sang trọng, xinh xắn, đáng yêu.
Vải được thiết kế mỏng, dệt dày và bề mặt lỗ nhỏ. Do đó, mành vải voan sẽ giúp cho việc lọc ánh sáng tốt, cản côn trùng từ bên ngoài bay vào và vẫn đảm bảo sự thông thoáng cho cả không gian.
2. Rèm vải 1 lớp
Thiết kế đơn giản, mang nét sang trọng hiện đại
Mẫu rèm 1 lớp có màu sắc đa dạng toát lên vẻ đẹp hiện đại, phù hợp với hầu hết không gian kiến trúc nhà ở hiện nay. Hơn nữa, rèm 1 lớp được làm từ chất liệu vải dày dặn, đảm bảo cản sáng và cách nhiệt rất hiệu quả. Do đó, đây là một trong những thiết kế được ưa chuộng sử dụng để trang trí không gian nhà cửa.
Hiện nay, rèm vải phòng ngủ, phòng khách hay khách sạn đều có ưu điểm che nắng, cản sáng và chắn bụi rất tốt. Vì vậy có rất nhiều gia đình đã chọn loại rèm này để thiết kế cho không gian sống của mình.
3. Rèm vải 2 lớp
Mành rèm vải 2 lớp có khả năng chống nắng cản sáng mang hiệu quả cao
Rèm hai lớp sẽ được thiết kế 2 lớp riêng biệt. Thông thường là voan mỏng và một lớp vải dày tạo thành bộ mành cửa có nhiều công năng. Ngoài ra, độ tinh xảo, tính thẩm mỹ cũng là một trong những ưu điểm rõ rệt khi sử dụng mành rèm 2 lớp. Vì thế sẽ tạo điểm nhấn “đắt giá” để không gian thu hút và hiện đại hơn. Do đó, bạn dễ dàng bắt gặp rèm vải phòng khách 2 lớp ở mọi không gian. Vì chúng không những vừa tiện dụng, khả năng cách nhiệt cao, che nắng tốt mà còn mang lại sự riêng tư cho người sở hữu.
4. Rèm vải định hình
Mành vải định hình – Giải pháp tối ưu cho mọi căn phòng
Rèm định hình được lấy cảm hứng từ mành tự động hiện đại với kiểu dáng thời thượng, thông minh. Mẫu rèm này được may khuy/mếch để định hình kiểu dáng, các đường sóng vải, xếp ly đều tăm tắp mang tính thẩm mỹ cao.
Ngoài ra, rèm định hình sở hữu độ bền theo năm tháng, đường sóng sắc nét, chống xước tốt và form dáng siêu ổn định. Vì thế bạn có thể lựa chọn rèm vải phòng khách định hình, rèm vải che nắng định hình…cho không gian sống của mình. Ưu điểm của sản phẩm này là che nắng và cách nhiệt rất tốt. Do đó phù hợp với những nơi cần sự thoáng mát như phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp….v.v.
5. Rèm vải tự động
Hệ thống điều khiển từ xa qua remote
Rèm tự động được thiết kế độc đáo, mang tính thẩm mỹ cao tạo diện mạo sang trọng và tiện nghi cho cả ngôi nhà. Ngoài ra, mành rèm tự động còn được lắp thêm động cơ ở ray trượt. Do đó, bạn có thể điều khiển rèm cửa từ xa thông qua remote hay các ứng dụng công nghệ ngay trên SmartPhone. Từ đó, các chế độ đóng/mở được xử lý tự động, hiện đại, thông minh. Với kiểu dáng, màu sắc rèm tự động khá phong phú, vì thế rất phù hợp cho việc trang trí phòng khách hoặc phòng ngủ để tạo sự thuận tiện.
Cách may rèm vải thông dụng
Mành vải là một trong những vật dụng quan trọng trong việc thiết kế nội thất nhà ở. Không chỉ có tác dụng điểm tô cho không gian thêm phần sang trọng, mành rèm còn có khả năng che nắng, chắn gió, cản sáng, tránh tiếng ồn, bụi bặm…..v.v.
Nếu bạn muốn tự tay thiết kế mành vải theo sở thích của mình mà vừa tiết kiệm, vừa mang tính chuyên nghiệp cao. Hãy bỏ túi ngay một số cách may thông dụng thú vị này của chúng tôi nhé.
1. Cách may rèm vải ore
Kiểu may ore được nhiều người ưa chuộng
Ore là những lỗ tròn trên mép rèm dùng để xỏ thanh trượt ngang, khi treo rèm sẽ tạo thành những nếp gấp xếp ly đều nhau. Chính vì thế, để may mẫu rèm này, bạn cần hoàn thiện được hệ thống vòng ore.
Đầu tiên, bạn cần may mếch và chia múi rèm, tips nhỏ là nên chia khoảng cách giữa các ore theo số lẻ, dao động 15 – 18 cm. Sau khi đã xác định được vị trí cần tiến hành đưa vào máy để dập Ore. Cuối cùng là lồng thanh treo ngang vào các vòng Ore khuyên tròn, điều chỉnh lại và treo rèm lên cửa là xong.
2. Cách may rèm vải xếp ly
Đối với cách may mành vải xếp ly. Trước tiên bạn nên dùng bàn là để ủi phẳng phiu tấm vải may rèm đã chuẩn bị. May gấp mí 2 bên, phía trên và phía dưới, bề rộng mỗi mí khoảng 2 – 3cm, cộng thêm 1cm để may giấu mép vải thừa.
Tại vị trí mí trên, may đường mếch trắng và tiến hành chia, đánh dấu vị trí xếp ly thành các đoạn thẳng bằng nhau. Bắt đầu từ mép rèm, gọi là vị trí số 0 chập với vị trí số 1, may đường thẳng khoảng 12cm chạy từ đỉnh rèm xuống tạo thành một ống ly. Đoạn thẳng từ vị trí số 1 đến số 2 là khoảng cách rèm, tiếp tục chập vị trí số 2 và 3 để may ống ly tiếp theo. May lần lượt cho đến hết chiều rộng của rèm.
Cuối cùng, bạn chỉ cần móc khoen treo chữ S là hoàn thành chiếc rèm xếp ly đều tăm tắp, vô cùng xinh xắn.
3. Cách may rèm kiểu định hình
Phụ kiện may rèm kiểu định hình cần có: thanh ray, mếch định hình và rèm 1 lớp hoặc 2 lớp. Đầu tiên là thao tác lắp thanh ray, loại ray dành cho rèm định hình tích hợp thêm các viên bi cố định, kết nối với nhau bằng sợi dây dù. Khoảng cách giữa các bi định hình dao động từ 5 – 7cm.
Tiếp đến là gắn mếch, sử dụng mếch lưới hoặc mếch vải, may gắn bên trong đỉnh rèm với mục đích tạo form sóng ổn định. Chú ý, chừa 3 – 5cm ở biên để rèm để tăng tính thẩm mỹ, vừa may vừa gập mép rèm khoảng 1cm. Trong quá trình may, đảm bảo vải được đặt trên mặt phẳng, không nhăn hay xô lệch để đường may chỉn chu, sắc nét.
Cuối cùng treo mành lên thanh trượt là đã hoàn thành. Khi sử dụng nếu thấy sóng rèm “căng”, “tròn” và đường trượt êm ru là đạt.
4. Cách may rèm kiểu nữ hoàng, rèm sò
Cách may chuẩn, mang tính độc đáo và sáng tạo cao
Đối với rèm kiểu nữ hoàng ( rèm con sò) thì yếm rèm chính là chi tiết “đắt giá” nhất. Để may yếm, bạn cần chuẩn bị 2 tấm vải vuông, kích thước khoảng 130 x 130 (cm). Gập đôi tấm vải thành hình tam giác vuông cân, tiếp tục cắt thành hình thang vuông. Kích thước đáy lớn x đáy nhỏ x cạnh vuông lần lượt là 65 x 26 x 100 (cm). Cắt tương tự với các tấm vải còn lại.
Đầu tiên, chuẩn bị phụ kiện tua rua may cách đều vào cạnh lớn của hình thang. Lật mặt trái của tấm vải xuống dưới, từ đỉnh xuống khoảng 7cm bắt đầu may lớp gập sò đầu tiên bên phải. Tiếp đến, bạn cứ xếp dần các lớp sò theo điểm đã đánh dấu, nếp gấp sát nhau và cách đều, may cố định lại. Làm tương tự với cạnh bên trái của yếm rèm.
Tương tự, lặp lại thao tác để may số lượng yếm vừa vặn với chiều rộng của rèm, gắn chúng lại là hoàn thành rồi.
Một số loại vải thường sử dụng để may rèm
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại rèm đẹp, đa dạng với các chất liệu từ vải voan, cotton, vải bố, gấm lụa, vải nhung…. Sau đây chúng tôi sẽ gợi ý những chất liệu may rèm phổ biến và được yêu thích nhất để bạn tham khảo.
1. Vải voan
Voan – chất liệu tạo nên vẻ đẹp quý phái cho rèm cửa
Vải voan được làm từ chất liệu sợi nhân tạo, mềm mại, mỏng nhẹ với bề mặt dệt xuyên thấu rất thẩm mỹ. Vải voan rất ít nhàu, mỏng nhưng có độ dai, khá bền và không bị xước co chỉ hay rách hỏng bề mặt.
Chất liệu này có màu sắc nhẹ nhàng, họa tiết thanh nhã. Thích hợp làm rèm vải cửa sổ, ban công phòng ngủ, khách sạn hoặc may lớp ngoài của rèm cửa 2 lớp.
2. Vải cotton
Vải cotton là nguồn nguyên liệu tự nhiên, đảm bảo an toàn cho da và không gây dị ứng hay mẩn ngứa khi chạm phải
Vải cotton là chất liệu được dệt từ sợi bông nguyên chất, có nguồn gốc thiên nhiên nên siêu an toàn, lành tính. Đặc biệt, vải cotton có giá thành hợp lý, màu sắc và họa tiết vô cùng sinh động, bắt mắt.
Chất liệu cotton có độ dày vừa vặn, co giãn nhẹ, không hấp thụ nhiệt, lọc ánh sáng tốt nên rất phù hợp làm rèm cửa gia đình. Do đó, bạn có thể lựa chọn chất liệu cotton cho rèm ban công hoặc phòng ngủ. Vì đây là chất liệu có độ dày dặn nên rất riêng tư, kín đáo.
3. Vải bố
Mặc dù có độ dày, nhưng vải bố có các lỗ thông thoáng thích hợp làm rèm cửa trong nhà
Vải bố hay còn được biết đến với tên gọi là vải Canvas. Loại vải này chủ yếu là chất liệu cotton khô có bề mặt dày dặn, thô ráp và sờn nhẹ rất lạ mắt. Vải được dệt từ sợi gai dầu, nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên nên siêu an toàn. Chất liệu vải bố khá dày, cản gió và chống tia cực tím hiệu quả.
Trong ứng dụng may rèm, vải canvas thích hợp làm rèm cửa ban công, cửa sổ hoặc phòng ngủ. Vì thế rất phù hợp dành cho không gian hiện đại, theo đuổi phong cách tối giản hoặc Vintage.
4. Vải gấm
Vải gấm có đặc tính co giãn tốt, thấm hút mồ hôi cao và có vẻ đẹp óng mượt
Vải gấm được dệt từ sợi tơ tắm, chất liệu thượng hạng với kỹ thuật dệt vô cùng tinh xảo. Gấm có hoa văn cầu kỳ, màu sắc sinh động, khi sờ vào đem lại cảm giác mướt và mịn. Vải có độ dày dặn, cầm nặng tay, bề láng mịn và có độ óng ánh tự nhiên rất thu hút.
Trong ứng dụng may rèm cửa, gấm thường ưu tiên trong những công trình kiến trúc mang phong cách cổ điển để tạo hiệu ứng hài hòa. Rèm gấm phù hợp cho khu nghỉ dưỡng, biệt thự hay khách sạn sang trọng.
5. Vải lụa
Vải lụa tạo nên sự mềm mại và sang trọng cho không gian trang trí
Lụa có nguồn gốc từ tơ tằm tự nhiên, chất liệu cao cấp với độ rủ nhẹ nhàng đẹp mắt. Vải lụa có đặc điểm mỏng mềm, nhẹ mát, độ trơn trượt cao giúp tăng tính thẩm mỹ cho không gian trang trí.
Đặc biệt, chất liệu của vải giúp cản gió và lọc ánh sáng, hút ẩm tốt giúp không gian luôn thoáng đãng. Ngày nay, rèm lụa thường được ưu ái sử dụng cho không gian phòng ngủ, nơi ít tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng để đảm bảo độ bền của vải.
6. Vải nhung
Vải nhung được làm từ các loại sợi tơ tằm, sợi cotton, sợi lanh, sợi nhân tạo và sợi tổng hợp và thường dùng để may rèm vải trong nhà
Đây là chất liệu vải dệt với mật độ dày tạo nên sự mềm mại, mượt mà. Đặc điểm của vải nhung là khá dày, nặng, có độ mềm và giữ ấm rất tốt. Thông thường, vải nhung thường nghiêng về những tone màu ấm tạo nên không gian sang trọng. Thích hợp làm rèm hội nghị, sảnh nhà khách hay khách sạn, những nơi cần sự trang nghiêm và đẳng cấp.
Cách vệ sinh rèm vải
Vải là chất liệu chính của rèm, do đó để vệ sinh chúng bạn có thể áp dụng một số cách như:
- Sử dụng máy giặt: Chú ý chọn nước giặt, nước xả phù hợp và để chế độ giặt nhẹ. Có thể sấy khô hoặc phơi rèm nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Sử dụng chổi lông mềm: Đầu lông mềm với mật độ cao giúp nhẹ nhàng loại bỏ bụi bám trên rèm. Thao tác chải từ trên xuống dưới và lần lượt nhé.
- Sử dụng hơi nước: Một chiếc máy vệ sinh bằng hơi nước cầm tay chắc chắn sẽ là cách vệ sinh rèm nhanh chóng, hiệu quả nhất. Hơi nước giúp làm sạch bề mặt rèm, loại bỏ bụi bẩn mà không gây hư hại, phai màu rèm. Đặc biệt, bạn cũng không cần tháo rèm khỏi khung, rất tiện lợi.
Bảng báo giá chi tiết rèm vải giá rẻ, đẹp mới nhất
Kính gửi Quý khách hàng, hệ thống rèm cửa Vietblinds.vn chúng tôi xin trân trọng báo giá Lắp đặt các loại rèm vải đẹp cản sáng tại khu vực Hà Nội như sau
Sản phẩm | Ghi chú | Đơn vị | Đơn giá |
---|---|---|---|
Rèm vải 1 lớp | Vải thô cản sáng, cản nhiệt 80% | Mét ngang | 430.000-650.000 |
Rèm vải 1 lớp | Vải thô cao cấp cản sáng, cản nhiệt 100% | Mét ngang | 760.000-1.050.000 |
Rèm vải 1 lớp | Vải trơn cản sáng, cản nhiệt 100% | Mét ngang | 460.000-760.000 |
Rèm vải 1 lớp | Vải cao cấp trang trí (Nhật, Châu Âu) | Mét ngang | 1.350.000-2.500.000 |
Rèm vải 2 lớp | Lớp vải + voan ( mẫu chọn) | Mét ngang | 840.000- 2500.000 |
Vải voan trắng | Voan trang trí | Mét ngang | 280.000-420.000 |
Vải voan họa tiết | Họa tiết trang trí | Mét ngang | 320.000-580.000 |
Rèm roman – xếp lớp | 1 lớp | M2 | 370.000-630.000 |
Rèm roman – xếp lớp | 2 lớp | M2 | 470.000-760.000 |
Lưu ý:
- Đơn giá trên đã bao gồm vật tư, công lắp đặt và vận chuyển trong nội thành
- Đơn giá trên phụ thuộc vào khối lượng, chất liệu vải, chúng tôi sẽ có báo giá cụ thể sau khi khảo sát chi tiết
- Giá chưa bao gồm thuế VAT 10%
- Đối với diện tích cửa < 1m2 giá sẽ làm tròn thành 1m2
- Đơn giá trên đã gồm bảo hành sản phẩm 12 tháng
Hướng dẫn cách lắp đặt rèm vải 1 lớp và 2 lớp chi tiết
Bước 1: xác định vị trí
Trước tiên ta tiến hành đánh dấu xác định vị trí lắp đặt thanh rèm phía trên của cửa thường sẽ từ 5 đến 10 cm, và 2 đầu trụ thanh rèm sẽ dài hơn vị trí 2 bên rèm 7 hoặc 10 cm. Vị trí dưới của rèm cửa cần cách mặt đất từ 3 đến 5cm. Sau khi xác định vị trí xong đánh dấu và tiến hành khoan bắt vít cố định thanh trụ
Bước 2: Khoan bắt vít lắp đặt thanh trụ
Thanh trụ có tác dụng đỡ thanh treo rèm ở vị trí chắc chắn và cố định, vì thế thanh trụ cần phải được khoan bắt vít cố định thanh trụ vào tường tại vị trí đánh dấu. Sau khi xong thanh trụ thứ nhất thì làm tương tự với thanh trụ thứ 2
Bước 3: Lắp rèm cửa
Ta tiến hành lắp rèm cửa xỏ thanh treo rèm vào vị trí lỗ ore, lần lượt từ ngoài vào trong và dàn đều các sóng rèm, cuối cùng là lắp luôn đầu bịt 2 bên thanh trụ để rèm không bị tuột ra ngoài
Bước 4: Hoàn thiện
Sau khi xỏ rèm vào thanh treo ta bắt đầu treo thanh cùng với rèm lên vị trí của trụ, hoàn thiện sao cho cân đối chắc chắn, các múi rèm suông và đều, không bị nhăn, và sử dụng kéo rèm có được trơn tru hay không, và cuối cùng là lắp đặt núm rèm để có thể vén giữ cố định rèm tại chỗ
Hệ thống rèm Vietblinds.com, tư vấn, thi công những mẫu rèm vải đẹp, chất lượng UY TÍN
Hệ thống rèm cửa Vietblinds.vn tự hào là một trong những đơn vị cung cấp và thi công đa dạng sản phẩm rèm vải với chất lượng cao và mẫu mã phong phú nhất. Chúng tôi luôn nỗ lực không ngừng để mang tới quý khách hàng sản phẩm có chất lượng tốt nhất, ưu việt và an toàn. Vietblinds.vn chúng tôi luôn thường xuyên có chương trình chiết khấu, khuyến mại đến lên 20% đối với tất cả các mẫu rèm vải hiện nay. Chúng tôi cam kết mặc dù là rèm vải giá rẻ, nhưng đều đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Những mẫu rèm vải do Vietblinds cung cấp đều được công nhận đạt tiêu chuẩn về chất lượng, nhận được nhiều phản hồi tốt từ phía khách hàng trải nghiệm. Để được tư vấn thiết kế, thi công và lắp đặt rèm cửa uy tín nhất, liên hệ ngay với Vietblinds theo số hotline: 0915.033.812.
- Cam kết 100% đạt chất lượng
- Bảo hành sản phẩm 24 tháng
- Lắp đặt nhanh chóng.
- Tư vấn nhiệt tình, mang mẫu miễn phí